Tin tức Hiệp hội Nhựa phát hoảng vì công ty Hàn đòi tăng thuế nhập nguyên liệu nhựa PP

TTO – Công ty TNHH Hyosung Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, đề xuất Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu hai mã HS nhóm hạt nhựa PP từ mức 3% lên 6% và 6,5%, dù doanh nghiệp này chỉ đáp ứng xấp xỉ 1/7 nhu cầu, lên đến 2 triệu tấn PP/năm.

Nguyên liệu nhựa PP được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực nhựa công nghiệp, gia dụng – Ảnh: T.T.D.Ông Hồ Đức Lam – chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam – vừa có văn bản kiến nghị gởi Bộ Tài chính đề nghị không tăng mức thuế nhập khẩu đối với hai mã HS (mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành) thuộc nhóm hạt nhựa PP từ mức hiện tại 3% lên 6% và 6,5%, như đề xuất của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam.Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nguồn cung ứng nguyên liệu nhựa PP (được dùng sản xuất các mặt hàng nhựa công nghiệp và gia dụng) tại Việt Nam hiện có 850.000 tấn/năm (nếu chạy hết công suất thiết kế) từ ba nhà máy, gồm Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (150.000 tấn/năm), Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn (400.000 tấn/năm) và Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (300.000 tấn/năm).Tuy nhiên, do Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn có cam kết xuất khẩu hằng năm 300.000 tấn ra nước ngoài, nên tổng sản lượng PP cung ứng cho nhu cầu trong nước chỉ còn 550.000 tấn/năm, trong bối cảnh lý tưởng công suất chạy máy đạt 100% như thiết kế.Trong khi đó, nhu cầu mà các doanh nghiệp ngành nhựa sử dụng nguồn nguyên liệu PP trong năm 2020 khoảng 1,85 triệu tấn, trong đó có 1,43 triệu tấn PP được nhập khẩu với tỉ lệ 30% từ các nước ngoài khu vực ASEAN, 70% từ các nước có ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.Dự kiến năm 2021, các doanh nghiệp tiêu thụ khoảng 2,045 triệu tấn nguyên liệu PP.Ông Lam cho rằng nếu dựa vào công suất sản xuất thiết kế của ba doanh nghiệp nói trên, khả năng đáp ứng cho nguồn cung PP trong nước chỉ đạt khoảng 41,55% nhu cầu. Còn nếu dựa trên công suất thực chạy, nguồn cung chỉ thực đáp ứng khoảng 26,89% nguyên liệu PP trong năm 2021 cho các doanh nghiệp.Hiện giá nhập khẩu nguyên liệu PP đang ở mức khoảng 1.300 USD/tấn.Theo tính toán của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nếu tăng thuế nhập khẩu từ 3% lên 6% thì chi phí phát sinh tiền thuế mà doanh nghiệp nhựa nhập khẩu từ các nước Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc… phải chi trả dự kiến trong 5 năm tới lên trên 3.000 tỉ đồng.Ngay cả khi các doanh nghiệp có thể chuyển sang mua nguyên liệu PP từ các nước trong khu vực FTA có mức thuế suất 0%, giá bán PP cũng sẽ được các doanh nghiệp trong khối có ký FTA với Việt Nam tăng lên mức tương ứng ngoài khu vực có FTA, đẩy chi phí phát sinh dự kiến trong 5 năm tới lên gần 7.000 tỉ đồng.”Khoản chi phí này Nhà nước hoàn toàn không thu được, mà các nước trong khu vực FTA sẽ được hưởng lợi toàn bộ do ăn theo thuế suất điều chỉnh, nếu đề xuất của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam được thông qua. Khi đó các doanh nghiệp nhựa sẽ không dám đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh”, ông Lam nhấn mạnh.Chưa kể, theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, khi giá thành nhập khẩu nguyên liệu PP tăng, tất yếu sẽ dẫn đến là giá nguyên liệu PP phục vụ sản xuất hàng hóa cũng tăng theo. Hệ quả là giá thành sản phẩm tăng, không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu từ các nước.

Nguồn: http://vpas.vn/thong-tin/tin-tuc/hiep-hoi-nhua-phat-hoang-vi-cong-ty-han-doi-tang-thue-nhap-nguyen-lieu-nhua-pp.html